Cây chôm chôm, còn được gọi là lôm chôm (danh pháp hai phần: Nephelium lappaceum), là một loài cây thuộc họ Sapindaceae, phổ biến ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á. Loài cây này có mối liên quan mật thiết với một số loại trái cây ăn được khác trong khu vực, bao gồm vải thiều, nhãn, pulasan và mamoncillo. Chôm chôm là một trong các giống cây ăn quả sân vườn được trồng nhiều tại Việt Nam hiện nay.
Tên gọi
Chôm chôm, còn được gọi là lôm chôm, tên gọi này tượng trưng cho trạng thái lông của quả cây này. Trong ngôn ngữ Trung Quốc, cây chôm chôm được gọi là “hồng mao đan” (红毛丹), trong khi ở Mã Lai, cây chôm chôm được gọi là “rambutan” (trái có lông). Các nước phương Tây cũng mượn giọng đọc từ tiếng Mã Lai để gọi cây và quả chôm chôm, ví dụ như Anh gọi là “rambutan,” Đức cũng gọi là “rambutan,” và Pháp gọi là “ramboutan.”
Xuất xứ
Cây chôm chôm xuất phát từ khu vực Đông Nam Á, đặc biệt từ Malaysia – Indonesia. Hiện nay, chúng được trồng phổ biến ở nhiều khu vực Đông Nam Á khác, như Thái Lan, Myanmar, Singapore, Philippines và khu vực Nam Á như Sri Lanka. Ngoài ra, cây chôm chôm đã lan rộng đến các vùng khác của Châu Phi, Châu Đại Dương và Trung Mỹ.
Trong thế kỷ 13 đến thế kỷ 15, thương nhân Ả Rập đã đóng vai trò quan trọng trong việc thương mại Ấn Độ Dương, họ đã đưa chôm chôm đến Zanzibar và Pemba ở Đông Phi. Cây chôm chôm cũng được trồng hạn chế ở một số vùng của Ấn Độ. Vào thế kỷ 19, người Hà Lan đã đưa giống chôm chôm từ thuộc địa của họ ở Đông Nam Á đến Suriname ở Nam Mỹ. Sau đó, cây lan sang các khu vực nhiệt đới khác của châu Mỹ, được trồng ở các vùng đất thấp ven biển Colombia, Ecuador, Honduras, Costa Rica, Trinidad và Cuba. Năm 1912, chôm chôm được du nhập vào Philippines từ Indonesia.[4] Mở rộng trồng cây chôm chôm đã được thực hiện phổ biến hơn vào năm 1920 (từ Indonesia) và 1930 (từ Malaya), nhưng việc phân phối của nó bị hạn chế cho đến những năm 1950.
Vào năm 1906, đã có nỗ lực đưa giống chôm chôm đến Đông Nam Hoa Kỳ, với hạt giống được nhập khẩu từ Java, tuy nhiên việc trồng không thành công, ngoại trừ ở Puerto Rico.
Cây chôm chôm thích ứng với những vùng đất không ngập nước. Do đó, ở Việt Nam, chôm chôm được trồng chủ yếu ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai, Nam Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm về hình dáng của cây chôm chôm
Chôm chôm là một loài cây thường xanh, có khả năng phát triển lên đến chiều cao 12-20 mét. Các lá cây xếp so le với nhau, dài từ 10-30 cm, có hình dạng giống như lông chim với 3 đến 11 lá chia. Hoa của cây có kích thước nhỏ, khoảng 2,5-5 mm.
Cây chôm chôm có thể là cây đực (chỉ sản xuất túi phấn hoa nên không cho quả), hoặc cây cái (chỉ có hoa chức năng cái), hoặc là loại cây lưỡng tính (sản xuất hoa cái với một tỷ lệ nhỏ hoa đực).
Quả của cây có hình tròn hoặc bầu dục, dài từ 3-6 cm (hiếm khi có thể đạt đến 8 cm) và rộng từ 3-4 cm, thường mọc thành từng chùm chứa từ 10-20 quả. Vỏ quả có màu hơi đỏ (thỉnh thoảng có màu cam hoặc vàng) và được bao phủ bởi các gai thịt mềm dẻo, chính vì điều này mà quả được gọi là “lông”. Các gai thịt này góp phần vào quá trình thoát hơi nước của quả, và có thể ảnh hưởng đến chất lượng của quả.
Phần thịt quả bên trong bao gồm vỏ mềm bọc hạt, có màu mờ, hơi trắng hoặc hồng nhạt, và có vị ngọt với chút chua nhẹ.
Hạt của chôm chôm dài khoảng 1-1,3 cm, có vết nứt ở đáy hạt với màu trắng. Hạt chứa các phần chất béo bão hòa và không bão hòa trong cùng một lượng và có thể được nấu chín và ăn. Quả chôm chôm đã bóc vỏ cũng có thể ăn sống hoặc nấu chín.
Các giống cây chôm chôm
Đã phát triển hơn 200 giống cây chôm chôm từ các giống vô tính được chọn lọc khắp vùng châu Á nhiệt đới.[4] Cấu trúc dây lài của hầu hết các giống trồng được được chọn nhỏ gọn với chiều cao từ 3-5 mét để thu hoạch dễ dàng hơn.
So với chôm chôm nhân giớng, chôm chôm tự nhiên có độ chua cao hơn và có thể sử dụng cho các mục đích thực phẩm khác nhau. Tại Indonesia, có 22 giống chôm chôm được xác định có chất lượng tốt, trọng 5 giống thương mại hàng đầu: ‘Binjai’, ‘Lebak Bulus’, ‘Rapiah’, ‘Cimacan’ và ‘Sinyonya’, cùng với các giống phổ biến khác bao gồm ‘Simacan’, ‘Silengkeng’, ‘Sikonto’ và ‘Aceh kuning’. Tại bán đảo Mã Lai, các giống thương mại bảo gồm ‘Chooi Ang’, ‘Peng Thing Bee’, ‘Ya Tow’, ‘Azimat’, và ‘Ayer Mas’.
Tại Việt Nam, việc lai tạo hoặc chọn cây ưu tư từ các giống nhập đều chưa được thực hiện. Trong nước, có các quần thể sau:
- Chôm chôm dính: Cùi dính hạt, hương vị không ổn định.
- Chôm chôm Java: Tên chung chỉ các giống nhập nội từ Indonesia, Thái Lan. Trồng phổ biến ở Bến Tre, Đồng Nai, Vĩnh Long, cung cấp đại bộ phận bán quả trong nước. Đặc điểm chính là cùi không dính hạt (chôm chôm trốc) nhưng khi bóc ra, cùi lại dính với vỏ ngoài của hạt.
- Chôm chôm nhãn: Quả nhỏ chỉ độ 15-20 g so với 30-40 g ở chôm chôm Java. Gai ngắn, mã quả không đẹp. Cùi khô, giòn, hương vị tốt, giá bán cao hơn so với chôm chôm Java. Tỉ lệ trồng còn rất thấp.
Gần đây mới nhập một số giống chôm chôm của Thái Lan, Malaysia. Đặc điểm của chôm chôm Thái Lan là lông màu xanh, quả màu đỏ, bên trong cùi tróc, không dính hạt, vị ngột.
Điều kiện trồng của cây chôm chôm
Cây chôm chôm là loại cây thích ứng với môi trường nhiệt đới và khí hậu ẩm ướt. Để đảm bảo cây chôm chôm phát triển mạnh mẽ và cho quả ngọt ngào, cần tạo ra các điều kiện trồng phù hợp. Dưới đây là những yếu tố quan trọng cần xem xét khi trồng cây chôm chôm:
- Ánh sáng: Cây chôm chôm cần ánh sáng đầy đủ và không bị che chắn quá nhiều. Chọn vị trí trồng cây sao cho nó nhận được nhiều ánh sáng mặt trời trong ngày.
- Nhiệt độ: Cây chôm chôm thích nghi với nhiệt độ ấm áp từ 25-30 độ C. Tránh trồng cây ở những vùng có khí hậu quá lạnh hoặc quá nóng.
- Đất: Đất trồng cây chôm chôm nên có độ thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Đất phù sa hoặc hỗn hợp đất tơi xốp là lựa chọn tốt.
- Độ ẩm: Cây chôm chôm cần độ ẩm cao. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt là trong mùa khô hanh.
- Phân bón: Bón phân hữu cơ và các loại phân bón chứa khoáng chất cần thiết để cung cấp dinh dưỡng cho cây chôm chôm.
- Thổ nhưỡng: Đảm bảo đất trồng cây có đủ thổ nhưỡng, bổ sung phân hữu cơ và phân bón theo định kỳ.
- Kiểm soát sâu bệnh: Theo dõi cây thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu của sâu bệnh và áp dụng biện pháp kiểm soát phù hợp.
- Khoảng cách trồng: Đảm bảo cây chôm chôm được trồng cách nhau đủ khoảng cách để phát triển và phân cành thoải mái.
- Chăm sóc cây: Tỉa cành và loại bỏ các cành không cần thiết để giúp cây phát triển đều đặn và có hình dạng đẹp.
- Tưới nước: Tưới nước đều đặn và hạn chế tưới quá nhiều để tránh ngập úng đất và gây hại cho cây.
Bằng cách đảm bảo các điều kiện trên, bạn sẽ có cơ hội trồng và chăm sóc cây chôm chôm thành công, khu vườn nhà bạn sẽ đẹp hơn.
Thông tin liên hệ
Quý khách hàng cần mua cây chôm chôm để trồng cho sân vườn nhà mình thì có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau đây:
Công ty Dịch vụ Cảnh Quan Miền Nam
-
📍 Địa chỉ: Số 972/1/4 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
-
🏢 VP Đại diện 1: Số 36 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.
-
🏢 VP Đại diện 2: 97 Lê Văn Phẩm, Phường 6, Thành Phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
-
🌱 Vườn ươm 1: 111 Đường Số 1, KP.1, P.An Phú, Quận 2, TP.HCM.
-
🌱 Vườn ươm 2: QL 57 Ấp Sơn Long xã Sơn Định huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre.
-
📞 Liên hệ: Mr. Duy (+84) 93 699 9130.
-
📧 Email: canhquanmiennam@gmail.com.
-
🌿 Website: canhquanmiennam.vn